Tin tức

Những ai hay dùng điện thoại, máy tính... hãy cẩn thận với những biểu hiện này

Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống nhưng nếu quá lạm dụng những thiết bị điện tử sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng đấy nhé! Nếu bạn thường xuyên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể là do bạn đã sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều rồi đó! Giảm thị lực Xem tivi, dùng máy tính hay điện thoại liên tục sẽ khiến mắt không kịp điều tiết và gây ra những vấn đề về thị lực. Thói quen dùng những thiết bị này trong điều kiện thiếu sáng cũng khiến mắt nhức mỏi và khó nhìn hơn. Để tránh tình trạng này bạn nên để mắt nghỉ ngơi giữa các giờ làm việc. Nhìn cây xanh và luyện các bài tập dành riêng cho mắt cũng giúp chúng điều tiết tốt hơn. Bạn cũng nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A để cải thiện thị lực hiệu quả. Mất ngủ Dùng các thiết bị công nghệ liên tục hoặc trước khi ngủ có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Do tác động của ánh sáng xanh từ chúng làm giảm melatonin - một loại hormone điều chỉnh giấc ngủ. Lâu dài, bạn có thể gặp phải tình trạng mất ngủ mãn tính do đồng hồ sinh học bị đảo lộn. Để tránh gây hại cho giấc ngủ, bạn nên hạn chế dùng những thiết bị trên vào thời điểm này. Bạn cũng nên để chúng ra khỏi phòng để có được giấc ngủ ngon hơn. Mụn mọc tràn lan Nguyên nhân mất ngủ do dùng những thiết bị trên cũng kéo theo tình trạng mụn sinh sôi. Hơn nữa, màn hình máy tính hay điện thoại là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Chúng có thể xâm nhập vào da gây mụn do tiếp xúc trực tiếp hoặc từ tay. Ngoài việc hạn chế dùng đồ công nghệ quá nhiều, bạn cũng nên tránh để da mặt tiếp xúc với chúng. Uống đủ nước mỗi ngày và tăng cường ăn trái cây cũng giúp tình trạng trên được cải thiện đấy! Đau đầu Khi dùng máy tính hoặc điện thoại trong thời gian dài, đầu sẽ phải cúi ở một tư thế khiến dây thần kinh ở cổ và đầu bị ảnh hưởng. Tình trạng trên sẽ kéo theo những cơn đau đầu sau đó. Ngoài ra, khi phải tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị này cũng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng trên. Do đó, bạn nên chú ý vận động khớp cổ sau mỗi giờ làm việc. Và đừng quên để mắt nghỉ ngơi thay vì làm việc liên tục nhé! Nhức mỏi người Sử dụng những đồ công nghệ liên tục thường khiến cơ thể ít được vận động hơn. Lúc này, việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài sẽ làm giảm quá trình lưu thông máu. Đây cũng là lí do khiến các khớp dễ bị nhức mỏi. Đặc biệt, vùng khớp ở tay và cổ tay khi phải hoạt động liên tục cùng một tư thế có thể khiến chúng bị tê cứng hoặc nhức mỏi. Vận động nhẹ sau mỗi giờ làm việc sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng trên. Bạn cũng nên dành thời gian luyện những bài tập yoga để thư giãn cơ thể hiệu quả.

Xem chi tiết

9 sự thật về các thiết bị điện tử mà bấy lâu nay chúng ta đã hiểu sai ơi là sai

Dù đã quá quen thuộc với việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử hàng ngày, nhưng liệu thật sự chúng ta có hiểu đúng về chúng? 1. Độ phân giải của máy ảnh càng cao, chất lượng của bức ảnh càng tốt Độ phân giải không làm ảnh hưởng đến chất lượng hay độ đẹp của bức ảnh, thực chất chúng chỉ ảnh hưởng đến kích thước mà thôi. Thay vào đó, có rất nhiều lý do để quyết định được chất lượng sau cùng của bức hình, như ống kính, độ cảm biến, và kỹ năng "nhà nghề" của người chụp. 2. Thu sóng càng tốt, chất lượng cuộc gọi sẽ được cải thiện hơn Ngay cả khi vạch sóng trên điện thoại đã "đầy", không có nghĩa là việc kết nối sẽ tương tự. Điều này chỉ cho biết rằng điện thoại bạn dùng đang ở gần cột phát sóng - nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chất lượng kết nối đảm bảo. Đã có rất nhiều trường hợp hai điện thoại trong cùng một tòa nhà lại không có được một cuộc gọi suôn sẻ, dù vạch sóng vẫn đầy. 3. Dòng máy Mac không thể có virus Không có hệ điều hành mở nào miễn nhiễm hoàn toàn với virus, ngay cả với Mac OS. Tuy nhiên, do virus phần nhiều nhắm vào hệ điều hành Window, cũng như Mac OS ít có lỗ hổng hơn, thế nên việc nhiễm virus hiếm gặp hơn. 4. Trình duyệt web ẩn danh có thể bảo vệ dữ liệu của bạn Rất nhiều người dùng không đọc kỹ về trình duyệt web khi quyết định để chế độ "ẩn danh". Thực chất, chế độ này chỉ giúp họ xóa dữ liệu tại chỗ, còn với các trang web truy cập và nhà cung cấp internet vẫn có thể theo dõi, thậm chí đánh cắp dữ liệu 5. Nút "refresh" có công dụng thần kỳ, giúp đẩy nhanh tốc độ của máy Nút "refresh" chỉ có tác dụng thay đổi icon mà bạn đã cài đặt lại trước đó. Chẳng hạn, bạn đã đổi tên một tập tin, những vẫn thấy cái tên cũ trên màn hình. Khi bạn nhấn "refresh" thì tên thư mục mới sẽ hiện lên. Vì vậy, thay vì dùng thời gian để nút này, thì bạn nên tập trung để làm việc nhanh để tiết kiệm thì giờ hơn. 6. Bạn chỉ nên sử dụng đồ sạc "gốc" Việc sử dụng thiết bị sạc pin gốc của điện thoại hay máy tính có thể rút ngắn thời gian sạc, nhưng điều này không có nghĩa là các thiết bị sạc chất lượng cao khác có thể là hại máy. Vì thế nếu bạn muốn bảo vệ máy và tiết kiệm một chút khi mua thiết bị sạc: hãy thật lưu ý đến hãng sản xuất và các chỉ số của chúng trước khi quyết định sử dụng. 7. Bạn nên tắt USB đúng cách khi sử dụng Nếu bạn cắm USB và không chép một tập tin nào cả, hãy rút ra như bình thường. Bởi lẽ chế độ "rút USB an toàn" chỉ có nhiệm vụ kiểm tra xem tập tin sao chép đã được lưu chưa, cũng như dữ liệu có bị xáo trộn hay không. 8. Bạn chỉ nên sạc khi máy đã cạn hết dung lượng pin Điều này không đúng với dòng pin lithium-ion như hiện nay. Sự thật là, sạc khi máy còn khoảng 40 đến 80% dung lượng pin là thích hợp nhất, thay vì đợi máy chỉ còn 0%. 9. Máy quét ở sân bay có thể làm hư hại thẻ nhớ của bạn Máy quét tia X ở sân bay chỉ làm hư hỏng đến các loại máy cơ, và chúng không làm ảnh hưởng đến dữ liệu của thẻ nhớ nếu bạn lỡ để trong hành lý. Nguồn: Brightside  

Xem chi tiết

Giải mã truyền thuyết đồ điện tử hỏng chỉ cần "đập đập, gõ gõ" là lại chạy ngon lành

Đến cả các phi hành gia của NASA cũng dùng kĩ thuật "percussive maintenance" trứ danh này. Chắc chắn bạn đã từng gặp trường hợp món đồ điện tử nào đó trục trặc, và kỳ lạ thay, bạn gõ gõ, đập đập nó vài cái, nó lại trở về bình thường. Ta có "percussive maintenance", dịch cụ thể thì là "bảo trì bằng cách gõ". Còn nói với cách dân dã dễ hiểu thì là "gõ vài cái cho nó chạy tiếp".  Khi đã gắn bó với đồ điện tử đủ lâu, hành động sửa chữa này dường như đã biến thành bản năng của chúng ta rồi. Nhưng đây không phải là đánh cho đồ điện tử vài cái cho nó chừa đâu, cũng có những lời giải thích khoa học nhất định đằng sau "percussive maintenance". Cách sửa chữa này còn có tên là "Fonzarelli Fix", liên quan tới show truyền hình có tên Happy Days của Mỹ hồi những năm 1970. Theo như Mack Blakely, giám đốc Hội Bán và Cung cấp dịch vụ Đồ điện tử Quốc gia: "Ngày xưa, một thiết bị có nhiều cơ chế hoạt động bên trong lắm, bạn có thể làm gì đó để các cơ chế nói trên quay về chỗ cũ để hệ thống hoạt động tiếp". Và liên hệ với đồ điện tử của ngày nay, ông kĩ sư điện với hơn 50 năm kinh nghiệm giải thích như thế này: "Một mối hàn nào đó có thể được gắn lại, nhưng có lẽ là không được lâu trước khi chúng lại "dở chứng" lần nữa. Một vài cú gõ đúng chỗ có thể giải quyết kết nối vốn đã yếu trên cái bảng mạch. Từ "gõ nhẹ" quan trọng lắm nhé, không phải ‘đập’, mà là gõ". Còn một ví dụ nữa về sự kì diệu của "percussive maintenance", đó là trong sứ mệnh vũ trụ Apollo 12 của NASA. Trong bản ghi chép được lưu lại, có một đoạn đối thoại như thế này: có một camera truyền hình ảnh và âm thanh về Trái đất gặp trục trặc, phi hành gia Alan Bean và nhân viên hỗ trợ Edward Gibson đã có một đoạn hội thoại cho thấy "percussive maintenance" màu nhiệm ra sao. Gibson: Không có gì khác cả anh Al ơi. (Dừng một chút) À đây có tín hiệu đây rồi Al. Ok, anh vừa làm gì thế? Bean: Tôi cầm búa gõ nhẹ lên cái camera một phát. Tôi nghĩ là mình chẳng còn gì để mất cả. Gibson: Phương pháp sửa chữa đầy kĩ năng đấy anh Al. Bean: Đang sẵn búa đây nên tôi đã gõ cho nó một cái. Ừ đúng, chính xác là kĩ năng sửa chữa thượng thừa đó. Ta có thể thấy là đến NASA cũng sử dụng phương pháp này, thì tại sao ta lại không dùng chứ. Còn một ví dụ cuối cùng nữa, một ví dụ dù chẳng liên quan gì đến máy móc, nhưng cũng vẫn là để sửa một trong những hệ thống phức tạp nhất vũ trụ này: cơ thể con người.  Ta có kĩ thuật "precordial thump - kĩ thuật đấm ngực" để kích thích trái tim ngừng đập của một bệnh nhân. Tuy nhiên, kĩ thuật này hiếm khi hiệu quả, có thể thành công chỉ với trường hợp đặc biệt và cần có sự theo dõi của nhân viên y tế. Nhưng về cơ bản, kĩ thuật đấm ngực chính là "percussive maintenance" trên cơ thể người. Nếu cái điều khiển TV nhà bạn mà gặp vấn đề, tiếp tục gõ nhẹ nó vài cái nhé. Kĩ sư điện kinh nghiệm đầy mình khuyên như thế và đến cả NASA cũng sử dụng, thì chẳng có điều gì ngăn chúng ta không áp dụng kĩ thuật "gõ liên tục cho đến lúc nó hết hỏng" cả.

Xem chi tiết